Viên uống chống nắng có thể thay thế kem chống nắng không?
Viên uống chống nắng cơ bản là thực phẩm chức năng dạng viên, có tác dụng bổ sung các chất chống ô xy hóa. Chất này giúp bảo vệ làn da khỏi tác nhân gây hại từ môi trường, chống viêm và vô hiệu hóa gốc tự do (free radicals). Vì vậy, viên uống chống nắng có thể hỗ trợ làm đẹp da và chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời. Thế nhưng liệu viên chống nắng có thể thay thế được kem chống nắng hay không?
Nên sử dụng kem chống nắng trước hay sau kem dưỡng da?
Mặc dù biết dùng kem chống nắng hằng ngày, nhưng nhiều nàng vẫn không khỏi bối rối với câu hỏi: Nên sử dụng kem chống nắng trước hay sau kem dưỡng da?
Tác dụng của viên uống chống nắng
Theo bác sĩ Doris Day, Giáo sư Da liễu tại New York University Langone Medical Center, các viên uống này cũng tương tự như những thực phẩm giàu chất chống ô-xi hóa. Như vậy, cơ chế sử dụng thực phẩm bổ sung chất chống ô-xi hóa để chống tác hại từ ánh nắng khá hợp lý. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người có chế độ ăn uống giàu chất chống ô-xi hóa mắc ung thư da khá thấp.
Ảnh: Shutterstock
Các chất chống ô-xi hóa có tác dụng chống tác hại là beta-carotene (tiền chất vitamin A) hoặc các loại carotenoid khác như astaxanthin (từ cá hồi), lutein và lycopene (từ cà chua), a-xít elegiac (từ quả lựu), vitamin C, E, A, D, và các dạng vitamin B, omega, flavonoid (trong bột ca cao),…
Sự thật về hiệu quả thay thế kem chống nắng
Viên uống chống nắng được chị em quan tâm vì nếu có thể thay thế kem chống nắng, chúng có nhiều ưu thế rõ ràng. Tác dụng từ bên trong sẽ giúp bạn ít phải thoa lại kem liên tục vì kem trôi khi đi tắm biển, hoặc đổ mồ hôi nhiều. Viên uống cũng sẽ giải quyết vấn đề về da nhạy cảm với thành phầm kem chống nắng đối với một số người. Bên cạnh đó, tác dụng chống lão hóa và bệnh tật cũng là lợi ích rất lớn từ những viên thực phẩm bổ sung này.
Ảnh: Shutterstock
Tuy nhiên, vào ngày 22/5 vừa qua, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã chính thức phủ nhận khả năng thay thế kem chống nắng của viên uống chống nắng thông qua một thông cáo báo chí và thư cảnh cáo 4 công ty đang kinh doanh mặt hàng này về những hứa hẹn sai lầm của hãng. FDA khẳng định: "Không có một loại thực phẩm chức năng nào có thể thay thế kem chống nắng." Cục cũng kêu gọi người dùng hãy cảnh giác với những công ty vô trách nhiệm với những lời quảng cáo sai sự thật.
4 công ty bị cảnh báo bao gồm Advanced Skin Brightening Formula, Synsafe Rx, Solaricare và Sunergetic đã quảng bá sản phẩm chống nắng không được kiểm định hiệu quả theo tiêu chuẩn của FDA. Những lời quảng bá sai sự thật này dẫn đến việc người dùng không thực hiện đủ các biện pháp bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời, nâng cao nguy cơ các bệnh về da, thậm chí chết người vì ung thư da.
Ảnh: Shutterstock
Như vậy, viên uống chống nắng được các chuyên gia khẳng định không thể thay thế kem chống nắng, tuy phần nào có tác dụng bảo vệ da. Theo bác sĩ Salvador Gonzalez – nhà nghiên cứu về da liễu tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Memorial Sloan – Kettering ở New York, Mỹ – khả năng chống nắng của viên uống được ước tính chỉ tương đương SPF 3. Trong khi đó, các chuyên gia luôn khuyên sử dụng sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF thấp nhất là 30 để bảo vệ da thực sự hiệu quả.
Hiệu quả bổ sung
Trên thực tế, con số SPF 3 của viên uống chống nắng không phải là không đáng kể. Lượng kem chống nắng chúng ta sử dụng mỗi ngày chỉ bằng 1/4 lượng được khuyên dùng. Với liều lượng như vậy, chỉ số chống nắng của kem lúc này chỉ còn khoảng 2 – 3.2.
Ảnh: Shutterstock
Đối với những người không chịu được sự nhờn rít của lượng kem chống nắng khuyên dùng, da nhạy cảm hoặc bị dị ứng, viên uống chống nắng có thể là sự bổ sung cần thiết để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, bạn không nên chủ quan trong việc chống nắng từ bên ngoài. Nếu không bôi đủ kem chống nắng, bạn hãy cố gắng sử dụng những phương pháp che chắn bằng mũ, áo, kính râm để bảo vệ làn da mình.
Tuy nhiên, các loại viên uống chống nắng cần được nghiên cứu kỹ trước khi sử dụng để tránh lạm dụng thuốc. Bạn nên tham khảo Bảng lượng chất nên nạp mỗi ngày do The Institure of Medicine đưa ra, % Daily Value được quy đinh bởi FDA và bảng Ipper Tolerable Intake Level (ULs) để không uống vượt quá mức an toàn của từng chất.
Ảnh: Shutterstock
Xem thêm:
Cách tự làm kem chống nắng thân thiện với sức khoẻ và môi trường
Son dưỡng môi chống nắng: Cứu tinh của mùa Hè
Source https://www.elle.vn/bi-quyet-khoe-va-dep/su-that-ve-vien-uong-chong-nang
Post a Comment